Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
149554

Bảo tàng số, quảng bá sắc màu các dân tộc Việt Nam

Ngày 16/10/2023 16:03:39

"Bảo tàng số" quảng bá sắc màu các dân tộc Việt Nam

Mới đây, không gian trưng bày trực tuyến "Di sản vô giá" về 54 dân tộc Việt Nam lần đầu được đưa lên nền tảng Văn hóa và Nghệ thuật của Google (Google Arts & Culture), phục vụ người xem khắp thế giới chiêm ngưỡng và tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam phong phú, rực rỡ. Tác giả triển lãm là nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle, người đã dành 16 năm say mê đi và ghi lại cuộc sống của con người khắp dải đất hình chữ S.

Khoảng 200 bức ảnh nghệ thuật và video được tuyển chọn và sắp xếp thành một bảo tàng kỹ thuật số với thông tin hướng dẫn và giải thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bộ sưu tập đưa khán giả "đến những vùng đất xa xôi nhất của Việt Nam" để khám phá "những bức chân dung, câu chuyện và vật gia truyền nổi bật không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới" - theo lời mở đầu của Google.

Các bức ảnh và hiện vật "Di sản vô giá" từng được triển lãm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội), cũng như mang lại cho nhiếp ảnh gia Réhahn giải thưởng cống hiến mà báo chí Pháp bình chọn và vinh danh công dân Pháp có thành tựu ở nước ngoài (năm 2018).

Hiện nay, dự án văn hóa này vẫn đang được tiếp nối, trưng bày trực tiếp tại Bảo tàng Di sản vô giá do chính tác giả thành lập ở thành phố Hội An (Quảng Nam), mở cửa miễn phí cho mọi người dân và du khách.

Được chia thành 8 phần, triển lãm ảo là một hành trình khám phá chân dung 54 dân tộc Việt Nam, đi từ miền núi phía bắc tới các tỉnh duyên hải miền trung và Tây Nguyên, rồi đến vùng sông nước Nam Bộ. Với sở trường chụp chân dung, nhiếp ảnh gia Réhahn ghi lại khuôn mặt của những người già, trẻ nhỏ, thanh niên bản địa trong trang phục và trang sức truyền thống của dân tộc họ.

Bên cạnh đó còn có hình ảnh của các hiện vật tiêu biểu cho lao động sản xuất, văn hóa, văn nghệ dân gian như một số loại nông cụ, nhạc cụ. Mỗi dân tộc xuất hiện đều có chú giải cụ thể về địa bàn cư trú, dân số, nét độc đáo trong phong tục... được tham khảo từ các nguồn tư liệu chính thống của Việt Nam và thu thập trong quá trình đi thực tế.

Nhiều hình ảnh quý hiếm về các dân tộc thiểu số có thể khiến người xem ngạc nhiên vì dân tộc đó có rất ít người, phân bố rải rác và bản sắc đang bị mai một. Chẳng hạn như một số dân tộc hoàn toàn chỉ mặc trang phục truyền thống trong dịp lễ hội hoặc các nghi lễ tín ngưỡng. Một số dân tộc khác thì ngay cả nhiều người Kinh cũng chưa từng nghe tên dù họ có nền văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, như người Bố Y, Phù Lá, La Hủ, Pu Péo, Pà Thẻn, Si La, Cơ Ho...

Đối với Réhahn, di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số là nguồn cảm hứng bất tận. Tác giả từng chia sẻ rằng, nhiều bản làng thiểu số ở miền núi phía bắc rất biệt lập, khó đi, song anh vẫn bị thu hút và trở lại nhiều lần, bởi vẻ đẹp của những tấm thổ cẩm tinh xảo, những bài hát du dương kể cả khi chưa hiểu ý nghĩa, những nụ cười thân thiện của người dân...

Những chuyến đi ở miền trung và miền nam của nhiếp ảnh gia cũng đầy ấn tượng và cảm xúc. Réhahn đã đến với những khu vực mà cộng đồng dân tộc thiểu số chưa bao giờ tiếp xúc với người nước ngoài. Cuộc gặp đặc biệt nhất có lẽ là với người Ơ Đu, dân tộc ít người nhất ở Việt Nam với khoảng hơn 400 nhân khẩu sinh sống trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Theo dõi triển lãm "Di sản vô giá", mặc dù chủ thể chính là chân dung người dân tộc thiểu số song qua một số bức ảnh cũng đã phần nào khắc họa vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên Việt Nam. Không chỉ có vậy, người xem có dịp tìm hiểu về kỹ thuật nhuộm mầu chàm thủ công của các dân tộc Dao, H’Mông, Nùng và La Chí.

Suốt nhiều thế kỷ, họ đã thu hoạch cây gai dầu và trao truyền cho nhau kỹ thuật dệt, nhuộm vải với mầu xanh đặc trưng của cây chàm và một số nguyên liệu tự nhiên khác. Những kỹ thuật này là một phần không thể thiếu trong văn hóa, di sản và trong một số trường hợp là sinh kế của đồng bào các dân tộc thiểu số cho đến ngày nay. Ngoài ra, nhiều quy trình sản xuất đặc sản của các dân tộc như cà-phê của người Cơ Ho hay mật ong hữu cơ của người Cơ Tu cũng được miêu tả trong triển lãm một cách sinh động, thú vị.

Việc "bảo tàng số" Google Arts & Culture, nền tảng trực tuyến chia sẻ tài nguyên văn hóa và giáo dục quy mô hàng đầu toàn cầu, giới thiệu triển lãm "Di sản vô giá" đã góp phần tôn vinh, lan tỏa vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam tới cả công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.

Ra đời từ năm 2011, Google Arts & Culture ngày càng có uy tín trên thế giới khi hợp tác với hơn 2.000 bảo tàng, tổ chức văn hóa từ hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hơn 100.000 tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa, lịch sử đã được tiếp cận người xem qua hình ảnh độ phân giải cao, công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường...

Độc giả quan tâm có thể thưởng lãm bộ sưu tập "Di sản quý giá" tại địa chỉ: https://artsandculture.google.com../precious-heritage....

Bảo tàng số, quảng bá sắc màu các dân tộc Việt Nam

Đăng lúc: 16/10/2023 16:03:39 (GMT+7)

"Bảo tàng số" quảng bá sắc màu các dân tộc Việt Nam

Mới đây, không gian trưng bày trực tuyến "Di sản vô giá" về 54 dân tộc Việt Nam lần đầu được đưa lên nền tảng Văn hóa và Nghệ thuật của Google (Google Arts & Culture), phục vụ người xem khắp thế giới chiêm ngưỡng và tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam phong phú, rực rỡ. Tác giả triển lãm là nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle, người đã dành 16 năm say mê đi và ghi lại cuộc sống của con người khắp dải đất hình chữ S.

Khoảng 200 bức ảnh nghệ thuật và video được tuyển chọn và sắp xếp thành một bảo tàng kỹ thuật số với thông tin hướng dẫn và giải thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bộ sưu tập đưa khán giả "đến những vùng đất xa xôi nhất của Việt Nam" để khám phá "những bức chân dung, câu chuyện và vật gia truyền nổi bật không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới" - theo lời mở đầu của Google.

Các bức ảnh và hiện vật "Di sản vô giá" từng được triển lãm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội), cũng như mang lại cho nhiếp ảnh gia Réhahn giải thưởng cống hiến mà báo chí Pháp bình chọn và vinh danh công dân Pháp có thành tựu ở nước ngoài (năm 2018).

Hiện nay, dự án văn hóa này vẫn đang được tiếp nối, trưng bày trực tiếp tại Bảo tàng Di sản vô giá do chính tác giả thành lập ở thành phố Hội An (Quảng Nam), mở cửa miễn phí cho mọi người dân và du khách.

Được chia thành 8 phần, triển lãm ảo là một hành trình khám phá chân dung 54 dân tộc Việt Nam, đi từ miền núi phía bắc tới các tỉnh duyên hải miền trung và Tây Nguyên, rồi đến vùng sông nước Nam Bộ. Với sở trường chụp chân dung, nhiếp ảnh gia Réhahn ghi lại khuôn mặt của những người già, trẻ nhỏ, thanh niên bản địa trong trang phục và trang sức truyền thống của dân tộc họ.

Bên cạnh đó còn có hình ảnh của các hiện vật tiêu biểu cho lao động sản xuất, văn hóa, văn nghệ dân gian như một số loại nông cụ, nhạc cụ. Mỗi dân tộc xuất hiện đều có chú giải cụ thể về địa bàn cư trú, dân số, nét độc đáo trong phong tục... được tham khảo từ các nguồn tư liệu chính thống của Việt Nam và thu thập trong quá trình đi thực tế.

Nhiều hình ảnh quý hiếm về các dân tộc thiểu số có thể khiến người xem ngạc nhiên vì dân tộc đó có rất ít người, phân bố rải rác và bản sắc đang bị mai một. Chẳng hạn như một số dân tộc hoàn toàn chỉ mặc trang phục truyền thống trong dịp lễ hội hoặc các nghi lễ tín ngưỡng. Một số dân tộc khác thì ngay cả nhiều người Kinh cũng chưa từng nghe tên dù họ có nền văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, như người Bố Y, Phù Lá, La Hủ, Pu Péo, Pà Thẻn, Si La, Cơ Ho...

Đối với Réhahn, di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số là nguồn cảm hứng bất tận. Tác giả từng chia sẻ rằng, nhiều bản làng thiểu số ở miền núi phía bắc rất biệt lập, khó đi, song anh vẫn bị thu hút và trở lại nhiều lần, bởi vẻ đẹp của những tấm thổ cẩm tinh xảo, những bài hát du dương kể cả khi chưa hiểu ý nghĩa, những nụ cười thân thiện của người dân...

Những chuyến đi ở miền trung và miền nam của nhiếp ảnh gia cũng đầy ấn tượng và cảm xúc. Réhahn đã đến với những khu vực mà cộng đồng dân tộc thiểu số chưa bao giờ tiếp xúc với người nước ngoài. Cuộc gặp đặc biệt nhất có lẽ là với người Ơ Đu, dân tộc ít người nhất ở Việt Nam với khoảng hơn 400 nhân khẩu sinh sống trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Theo dõi triển lãm "Di sản vô giá", mặc dù chủ thể chính là chân dung người dân tộc thiểu số song qua một số bức ảnh cũng đã phần nào khắc họa vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên Việt Nam. Không chỉ có vậy, người xem có dịp tìm hiểu về kỹ thuật nhuộm mầu chàm thủ công của các dân tộc Dao, H’Mông, Nùng và La Chí.

Suốt nhiều thế kỷ, họ đã thu hoạch cây gai dầu và trao truyền cho nhau kỹ thuật dệt, nhuộm vải với mầu xanh đặc trưng của cây chàm và một số nguyên liệu tự nhiên khác. Những kỹ thuật này là một phần không thể thiếu trong văn hóa, di sản và trong một số trường hợp là sinh kế của đồng bào các dân tộc thiểu số cho đến ngày nay. Ngoài ra, nhiều quy trình sản xuất đặc sản của các dân tộc như cà-phê của người Cơ Ho hay mật ong hữu cơ của người Cơ Tu cũng được miêu tả trong triển lãm một cách sinh động, thú vị.

Việc "bảo tàng số" Google Arts & Culture, nền tảng trực tuyến chia sẻ tài nguyên văn hóa và giáo dục quy mô hàng đầu toàn cầu, giới thiệu triển lãm "Di sản vô giá" đã góp phần tôn vinh, lan tỏa vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam tới cả công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.

Ra đời từ năm 2011, Google Arts & Culture ngày càng có uy tín trên thế giới khi hợp tác với hơn 2.000 bảo tàng, tổ chức văn hóa từ hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hơn 100.000 tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa, lịch sử đã được tiếp cận người xem qua hình ảnh độ phân giải cao, công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường...

Độc giả quan tâm có thể thưởng lãm bộ sưu tập "Di sản quý giá" tại địa chỉ: https://artsandculture.google.com../precious-heritage....

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)