Tuyên truyền luật tố cáoNgày 17/10/2024 14:54:26 Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết. Tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo trong Luật Tố cáo năm 2011 đã được quy định khá cụ thể. Trên cơ sở quy định hình thức tố cáo là việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp, Luật Tố cáo năm 2011 hướng dẫn cụ thể về việc tiếp nhận và xử lý tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau: Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp: tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện kiểm tra, xác minh về hành vi vi phạm, người vi phạm pháp luật. Ðối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự: Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Ðể thu thập các thông tin, tài liệu làm rõ nội dung tố cáo, kết luận đúng sai về nội dung tố cáo, trên cơ sở các quy định trước đây, Luật Tố cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, đồng thời Luật đã quy định cụ thể về xác minh, kết luận nội dung tố cáo. Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo.Trường hợp giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo thì phải có quyết định xác minh bằng văn bản. Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, người xác minh nội dung tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo. Trong trường hợp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tự mình tiến hành việc xác minh thì kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý. Việc xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của người giải quyết tố cáo được quy định cụ thể hơn. Căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau: Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm các quy định pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật. Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm các quy định trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Một nội dung khác đáng chú ý là quy định về việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp. Ðiều 27 Luật Tố cáo quy định việc tố cáo tiếp, các điều kiện để tố cáo tiếp và việc xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức cấp trên. Theo đó, khi quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết. Ðối với trường hợp quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết thì người đứng đầu cơ quan cấp trên yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo. Trường hợp việc giải quyết của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo đúng trình tự Luật Tố cáo quy định. Ðể đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo đã quy định một số nội dung mới về công khai nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng các hình thức: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc công khai này phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật Nhà nước. Ðáng chú ý là, Luật Tố cáo đã bổ sung một chương mới (Chương V: từ Ðiều 34 đến Ðiều 40) về bảo vệ người tố cáo: quy định về phạm vi, đối tượng, thời hạn bảo vệ; quyền, nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ; bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo; bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc; bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc yêu cầu các cơ quan có liên quan như cơ quan quản lý người tố cáo tại nơi công tác, ủy ban nhân dân địa phương nơi người tố cáo cư trú hoặc cơ quan công an có thẩm quyền... áp dụng các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp cận thông tin về người tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo đều có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật các thông tin này không kể người tố cáo có yêu cầu hay không. Trường hợp nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì người giải quyết tố cáo phải chủ động chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền để áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo. Việc quy định người tố cáo phải có văn bản yêu cầu bảo vệ chỉ áp dụng trong trường hợp họ có căn cứ cho rằng bị phân biệt đối xử về việc làm, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân, hay nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Ðây cũng là cơ sở để các cơ quan xác định các biện pháp bảo vệ phù hợp, bảo đảm tính khả thi trên thực tiễn, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo. Ngoài những nội dung cơ bản nói trên, Luật Tố cáo cũng đã kế thừa Luật Khiếu nại, tố cáo và quy định cụ thể hơn về một số nội dung khác. Thí dụ: Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo: Luật quy định trách nhiệm, thời hạn cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
Đăng lúc: 17/10/2024 14:54:26 (GMT+7)
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết. Tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo trong Luật Tố cáo năm 2011 đã được quy định khá cụ thể. Trên cơ sở quy định hình thức tố cáo là việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp, Luật Tố cáo năm 2011 hướng dẫn cụ thể về việc tiếp nhận và xử lý tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau: Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp: tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện kiểm tra, xác minh về hành vi vi phạm, người vi phạm pháp luật. Ðối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự: Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Ðể thu thập các thông tin, tài liệu làm rõ nội dung tố cáo, kết luận đúng sai về nội dung tố cáo, trên cơ sở các quy định trước đây, Luật Tố cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, đồng thời Luật đã quy định cụ thể về xác minh, kết luận nội dung tố cáo. Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo.Trường hợp giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo thì phải có quyết định xác minh bằng văn bản. Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, người xác minh nội dung tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo. Trong trường hợp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tự mình tiến hành việc xác minh thì kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý. Việc xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của người giải quyết tố cáo được quy định cụ thể hơn. Căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau: Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm các quy định pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật. Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm các quy định trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Một nội dung khác đáng chú ý là quy định về việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp. Ðiều 27 Luật Tố cáo quy định việc tố cáo tiếp, các điều kiện để tố cáo tiếp và việc xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức cấp trên. Theo đó, khi quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết. Ðối với trường hợp quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết thì người đứng đầu cơ quan cấp trên yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo. Trường hợp việc giải quyết của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo đúng trình tự Luật Tố cáo quy định. Ðể đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo đã quy định một số nội dung mới về công khai nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng các hình thức: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc công khai này phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật Nhà nước. Ðáng chú ý là, Luật Tố cáo đã bổ sung một chương mới (Chương V: từ Ðiều 34 đến Ðiều 40) về bảo vệ người tố cáo: quy định về phạm vi, đối tượng, thời hạn bảo vệ; quyền, nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ; bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo; bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc; bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc yêu cầu các cơ quan có liên quan như cơ quan quản lý người tố cáo tại nơi công tác, ủy ban nhân dân địa phương nơi người tố cáo cư trú hoặc cơ quan công an có thẩm quyền... áp dụng các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp cận thông tin về người tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo đều có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật các thông tin này không kể người tố cáo có yêu cầu hay không. Trường hợp nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì người giải quyết tố cáo phải chủ động chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền để áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo. Việc quy định người tố cáo phải có văn bản yêu cầu bảo vệ chỉ áp dụng trong trường hợp họ có căn cứ cho rằng bị phân biệt đối xử về việc làm, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân, hay nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Ðây cũng là cơ sở để các cơ quan xác định các biện pháp bảo vệ phù hợp, bảo đảm tính khả thi trên thực tiễn, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo. Ngoài những nội dung cơ bản nói trên, Luật Tố cáo cũng đã kế thừa Luật Khiếu nại, tố cáo và quy định cụ thể hơn về một số nội dung khác. Thí dụ: Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo: Luật quy định trách nhiệm, thời hạn cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
|