Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
149554

Chuyển đổi số - xu hướng của Báo chi; Thích ứng để phát triển

Ngày 05/10/2023 10:26:35

Chuyển đổi số - Xu hướng của báo chí: Thích ứng để phát triển

(vhds.baothanhhoa.vn)- Chuyển đổi số (CĐS) không phải là vấn đề công nghệ mà là vấn đề con người, tư duy. CĐS không chỉ đơn giản số hóa nội dung đưa lên nền tảng số, mà tạo ra quy trình sản xuất mới mẻ và tạo ra sản phẩm thông tin mới mẻ, tạo ra văn hóa trong tòa soạn phù hợp với môi trường CĐS. Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trò chuyện xung quanh những vấn đề này.

EmailPrintTwitterFacebook

Đồng chí Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: CĐS và phát triển báo chí tỉnh Thanh Hóa

PV: Để triển khai thực hiện Chiến lược CĐS và phát triển báo chí đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, xin ông chia sẻ những mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn, các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần cùng các cơ quan báo chí thực hiện CĐS?

Đồng chí Lê Văn Nam:Với tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển đất nước bắt kịp với xu thế của thời đại; trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng CĐS quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số; ngày 3-6-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định rõ CĐS là quá trình tất yếu của Việt Nam. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược "CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6-4-2023) đã nêu rõ các nhiệm vụ của báo chí.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10-11-2021 về CĐS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 06); UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10-1-2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06; Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 6-10-2020 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch CĐS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và nhiều chương trình, kế hoạch khác nhằm đẩy mạnh CĐS ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.

Thực hiện Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6-4-2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, theo hướng phấn đấu đến năm 2025, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đưa nội dung lên các nền tảng số, sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên; vận hành mô hình tòa soạn hội tụ; phát triển cơ quan truyền thông đa phương tiện của địa phương. Các phóng viên, nhà báo cần chủ động hoàn thiện kỹ năng và tiếp cận các công cụ, thiết bị mới, giữ vững bản lĩnh chính trị, tuân thủ nghiêm quy trình tác nghiệp để sáng tạo ra các tác phẩm báo chí có nội dung đặc sắc, nổi bật, cuốn hút, bắt kịp nhu cầu công chúng.

Mục tiêu đến năm 2025, các cơ quan báo chí tỉnh tối ưu hóa nguồn thu, trong đó Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng doanh thu tối thiểu 20%; báo hình, báo điện tử thực hiện thu phí nội dung. Phấn đấu 100% cơ quan báo chí tỉnh Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện thông tin thiết yếu theo quy định. Đến năm 2030, các cơ quan báo chí tỉnh tối ưu hóa nguồn thu, trong đó Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh tăng doanh thu tối thiểu 20%.

Sau khi kế hoạch CĐS trên báo chí tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan đồng hành hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy các hoạt động CĐS báo chí, tăng thêm nguồn lực, tạo điều kiện cho báo chí trong tỉnh phát triển đúng hướng, phát huy vai trò sứ mệnh của mình.

PV: Để việc CĐS ở các cơ quan báo chí được nhanh chóng và thành công, theo bà, điều kiện nào chúng ta đang thiếu nhất hiện nay?

PGS.TS Trương Thị Kiên:Theo quan điểm của tôi, để CĐS báo chí thành công cần 3 điều kiện: Nhân lực CĐS; Công nghệ CĐS và Kinh tế tài chính.

Ở Việt Nam các cơ quan báo chí nhỏ phải tự chủ kinh tế rất nhiều. Vì thế, tùy thuộc vào cơ quan nào, tờ báo nào để nói là cái gì thiếu nhất và yếu nhất. Có những cơ quan mạnh về tài chính thì vấn đề con người với tư duy CĐS, kỹ năng và kiến thức CĐS mới là quan trọng. Lại có cơ quan, con người và tư duy sẵn sàng CĐS nhưng không có tài chính.

Tôi cho rằng, các điều kiện khác có thể khắc phục, nhưng quan trọng nhất là phải có tư duy CĐS. Nếu tổng biên tập và ban biên tập có kiến thức và tư duy toàn diện về CĐS thì chắc chắn cơ quan báo chí sẽ chuyển đổi một cách mạnh mẽ.

PV: Đến thời điểm này, dường như việc đào tạo báo chí chưa có sự dịch chuyển từ đào tạo đặc thù loại hình sang tập trung đào tạo về thích ứng công nghệ và nội dung sáng tạo trên môi trường truyền thông số. Trong khi chờ sự thay đổi ở các cơ sở đào tạo, thì các cơ quan báo chí, các nhà báo cần trang bị cho mình những kỹ năng gì?

PGS.TS Trương Thị Kiên:Để CĐS được cả nền báo chí Việt Nam nói chung cần có một chiến dịch toàn diện về đào tạo nhân lực CĐS từ trong trường học đến cơ quan báo chí, và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hiện nay, công tác đào tạo chưa bắt kịp được với nhu cầu thực tế của CĐS, việc thay đổi giáo trình phải theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì thế các loại hình báo chí mới thường chỉ được các giảng viên dạy lồng ghép.

Thuận lợi nhất để CĐS báo chí trong giai đoạn này là chúng ta có thể đi tắt đón đầu về mặt công nghệ. Các công nghệ CĐS hay phần mềm sáng tạo ra các hình thức báo chí sáng tạo như báo chí mạng xã hội, báo chí di động, hay tòa soạn hội tụ đã được các quốc gia tiên tiến sử dụng đã du nhập vào Việt Nam. Ngoài ra, quá trình toàn cầu hóa thông tin tạo điều kiện cho chúng ta dễ dàng tiếp cận các công nghệ CĐS mới nhất. Vì thế tôi vẫn nhấn mạnh, nếu tổng biên tập tờ báo có quyết tâm CĐS và cơ quan tạo các điều kiện để phóng viên có cơ hội tự học và được tham gia tập huấn thì tôi tin rằng việc CĐS không quá khó khăn.

PV: CĐS đã mang lại những cơ hội lớn nhưng cùng với đó cũng là thách thức với người làm báo nói chung. Anh có thể chia sẻ thêm về những khó khăn của bản thân trong quá trình “bắt nhịp” với CĐS?

Nhà báo Phạm Văn Hùng:Bản thân tôi cho rằng, khó khăn lớn nhất đến từ sự thay đổi nhanh chóng của các thế hệ công nghệ, khiến kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được rất nhanh chóng trở nên lạc hậu hoặc không còn phù hợp. Ví dụ như 3,4 năm trước, câu chuyện của những video triệu views trên nền tảng mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất YouTube, nhưng nay đã bị nền tảng TikTok soán ngôi.

Cùng sự phân hóa ngày càng mạnh mẽ đối với nhu cầu thông tin, giải trí của rất nhiều đối tượng khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Điều này buộc các cơ quan báo chí nói chung phải thay đổi cách thức sản xuất nội dung, sao cho cùng một thông tin có thể truyền tải trên nhiều nền tảng khác nhau, đến nhiều đối tượng khác nhau mà vẫn đảm báo tính chính xác, yêu cầu nhanh nhạy, kịp thời và đặc biệt là khẳng định được tính chính thống, tin cậy.

Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok…, thông tin của các cơ quan báo chí luôn phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều nguồn thông tin không chính thống hoặc thiếu kiểm soát. Trong khi đó, các nền tảng này ngày càng có nhiều điều khoản theo hướng thắt chặt thông qua các bộ nguyên tắc cộng đồng hay các quy định về bảo vệ bản quyền. Sự cạnh tranh và thay đổi liên tục buộc các phóng viên, biên tập viên vừa làm tốt công tác sáng tạo và sản xuất nội dung số, vừa phải tích cực tìm hiểu, học hỏi để có thể xử lý các tình huống phát sinh đối với sản phẩm nội dung của mình khi được đưa lên môi trường mạng xã hội.

Chuyển đổi số - xu hướng của Báo chi; Thích ứng để phát triển

Đăng lúc: 05/10/2023 10:26:35 (GMT+7)

Chuyển đổi số - Xu hướng của báo chí: Thích ứng để phát triển

(vhds.baothanhhoa.vn)- Chuyển đổi số (CĐS) không phải là vấn đề công nghệ mà là vấn đề con người, tư duy. CĐS không chỉ đơn giản số hóa nội dung đưa lên nền tảng số, mà tạo ra quy trình sản xuất mới mẻ và tạo ra sản phẩm thông tin mới mẻ, tạo ra văn hóa trong tòa soạn phù hợp với môi trường CĐS. Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trò chuyện xung quanh những vấn đề này.

EmailPrintTwitterFacebook

Đồng chí Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: CĐS và phát triển báo chí tỉnh Thanh Hóa

PV: Để triển khai thực hiện Chiến lược CĐS và phát triển báo chí đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, xin ông chia sẻ những mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn, các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần cùng các cơ quan báo chí thực hiện CĐS?

Đồng chí Lê Văn Nam:Với tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển đất nước bắt kịp với xu thế của thời đại; trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng CĐS quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số; ngày 3-6-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định rõ CĐS là quá trình tất yếu của Việt Nam. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược "CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6-4-2023) đã nêu rõ các nhiệm vụ của báo chí.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10-11-2021 về CĐS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 06); UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10-1-2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06; Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 6-10-2020 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch CĐS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và nhiều chương trình, kế hoạch khác nhằm đẩy mạnh CĐS ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.

Thực hiện Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6-4-2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, theo hướng phấn đấu đến năm 2025, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đưa nội dung lên các nền tảng số, sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên; vận hành mô hình tòa soạn hội tụ; phát triển cơ quan truyền thông đa phương tiện của địa phương. Các phóng viên, nhà báo cần chủ động hoàn thiện kỹ năng và tiếp cận các công cụ, thiết bị mới, giữ vững bản lĩnh chính trị, tuân thủ nghiêm quy trình tác nghiệp để sáng tạo ra các tác phẩm báo chí có nội dung đặc sắc, nổi bật, cuốn hút, bắt kịp nhu cầu công chúng.

Mục tiêu đến năm 2025, các cơ quan báo chí tỉnh tối ưu hóa nguồn thu, trong đó Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng doanh thu tối thiểu 20%; báo hình, báo điện tử thực hiện thu phí nội dung. Phấn đấu 100% cơ quan báo chí tỉnh Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện thông tin thiết yếu theo quy định. Đến năm 2030, các cơ quan báo chí tỉnh tối ưu hóa nguồn thu, trong đó Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh tăng doanh thu tối thiểu 20%.

Sau khi kế hoạch CĐS trên báo chí tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan đồng hành hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy các hoạt động CĐS báo chí, tăng thêm nguồn lực, tạo điều kiện cho báo chí trong tỉnh phát triển đúng hướng, phát huy vai trò sứ mệnh của mình.

PV: Để việc CĐS ở các cơ quan báo chí được nhanh chóng và thành công, theo bà, điều kiện nào chúng ta đang thiếu nhất hiện nay?

PGS.TS Trương Thị Kiên:Theo quan điểm của tôi, để CĐS báo chí thành công cần 3 điều kiện: Nhân lực CĐS; Công nghệ CĐS và Kinh tế tài chính.

Ở Việt Nam các cơ quan báo chí nhỏ phải tự chủ kinh tế rất nhiều. Vì thế, tùy thuộc vào cơ quan nào, tờ báo nào để nói là cái gì thiếu nhất và yếu nhất. Có những cơ quan mạnh về tài chính thì vấn đề con người với tư duy CĐS, kỹ năng và kiến thức CĐS mới là quan trọng. Lại có cơ quan, con người và tư duy sẵn sàng CĐS nhưng không có tài chính.

Tôi cho rằng, các điều kiện khác có thể khắc phục, nhưng quan trọng nhất là phải có tư duy CĐS. Nếu tổng biên tập và ban biên tập có kiến thức và tư duy toàn diện về CĐS thì chắc chắn cơ quan báo chí sẽ chuyển đổi một cách mạnh mẽ.

PV: Đến thời điểm này, dường như việc đào tạo báo chí chưa có sự dịch chuyển từ đào tạo đặc thù loại hình sang tập trung đào tạo về thích ứng công nghệ và nội dung sáng tạo trên môi trường truyền thông số. Trong khi chờ sự thay đổi ở các cơ sở đào tạo, thì các cơ quan báo chí, các nhà báo cần trang bị cho mình những kỹ năng gì?

PGS.TS Trương Thị Kiên:Để CĐS được cả nền báo chí Việt Nam nói chung cần có một chiến dịch toàn diện về đào tạo nhân lực CĐS từ trong trường học đến cơ quan báo chí, và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hiện nay, công tác đào tạo chưa bắt kịp được với nhu cầu thực tế của CĐS, việc thay đổi giáo trình phải theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì thế các loại hình báo chí mới thường chỉ được các giảng viên dạy lồng ghép.

Thuận lợi nhất để CĐS báo chí trong giai đoạn này là chúng ta có thể đi tắt đón đầu về mặt công nghệ. Các công nghệ CĐS hay phần mềm sáng tạo ra các hình thức báo chí sáng tạo như báo chí mạng xã hội, báo chí di động, hay tòa soạn hội tụ đã được các quốc gia tiên tiến sử dụng đã du nhập vào Việt Nam. Ngoài ra, quá trình toàn cầu hóa thông tin tạo điều kiện cho chúng ta dễ dàng tiếp cận các công nghệ CĐS mới nhất. Vì thế tôi vẫn nhấn mạnh, nếu tổng biên tập tờ báo có quyết tâm CĐS và cơ quan tạo các điều kiện để phóng viên có cơ hội tự học và được tham gia tập huấn thì tôi tin rằng việc CĐS không quá khó khăn.

PV: CĐS đã mang lại những cơ hội lớn nhưng cùng với đó cũng là thách thức với người làm báo nói chung. Anh có thể chia sẻ thêm về những khó khăn của bản thân trong quá trình “bắt nhịp” với CĐS?

Nhà báo Phạm Văn Hùng:Bản thân tôi cho rằng, khó khăn lớn nhất đến từ sự thay đổi nhanh chóng của các thế hệ công nghệ, khiến kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được rất nhanh chóng trở nên lạc hậu hoặc không còn phù hợp. Ví dụ như 3,4 năm trước, câu chuyện của những video triệu views trên nền tảng mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất YouTube, nhưng nay đã bị nền tảng TikTok soán ngôi.

Cùng sự phân hóa ngày càng mạnh mẽ đối với nhu cầu thông tin, giải trí của rất nhiều đối tượng khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Điều này buộc các cơ quan báo chí nói chung phải thay đổi cách thức sản xuất nội dung, sao cho cùng một thông tin có thể truyền tải trên nhiều nền tảng khác nhau, đến nhiều đối tượng khác nhau mà vẫn đảm báo tính chính xác, yêu cầu nhanh nhạy, kịp thời và đặc biệt là khẳng định được tính chính thống, tin cậy.

Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok…, thông tin của các cơ quan báo chí luôn phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều nguồn thông tin không chính thống hoặc thiếu kiểm soát. Trong khi đó, các nền tảng này ngày càng có nhiều điều khoản theo hướng thắt chặt thông qua các bộ nguyên tắc cộng đồng hay các quy định về bảo vệ bản quyền. Sự cạnh tranh và thay đổi liên tục buộc các phóng viên, biên tập viên vừa làm tốt công tác sáng tạo và sản xuất nội dung số, vừa phải tích cực tìm hiểu, học hỏi để có thể xử lý các tình huống phát sinh đối với sản phẩm nội dung của mình khi được đưa lên môi trường mạng xã hội.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)