TUYÊN TRUYỀN VỀ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, bảo hiểm xã hội tự nguyện là:
- Loại hình Bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức.
- Người lao động được tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập để hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội cho người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập lựa chọn - Mức hỗ trợ của nhà nước, trong đó:
- Mức thu nhập lựa chọn thấp nhất: bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn.
- Mức thu nhập lựa chọn cao nhất: bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ ngày 01/01/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
- Chế độ hưu trí: Được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện hưởng;
- Thẻ Bảo hiểm Y tế: Được cấp thẻ
- Chế độ Bảo hiểm xã hội một lần: Được thanh toán số tiền đã đóng nếu không tiếp tục tham gia;
- Chế độ tử tuất: Được hưởng mai táng phí và tuất 1 lần nếu không may qua đời.
Người tham gia
Người đã tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, khi tiếp tục tham gia (đáo hạn) có thể chuyển tiền cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo hình thức chuyển khoản, Internet Banking, Mobile Banking.
Kể từ ngày 08/4/2020, các cá nhân, tổ chức có tài khoản mở tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) có thể đóng nộp tiền tham gia Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội trên nền tảng ứng dụng eBanking của ngân hàng này.
Bảo hiểm y tế là chính sách đảm bảo an sinh xã hội, với việc hình thành quỹ bảo hiểm y tế độc lập với ngân sách nhà nước do người tham gia bảo hiểm y tế, người sử dụng lao động, quỹ bảo hiểm xã hội và ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng, đồng thời từ các nguồn hỗ trợ khác đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, ổn định để đảm bảo công tác khám chữa bệnh y tế, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế. Nếu không có thẻ bảo hiểm y tế thì mọi chi phí khám chữa bệnh người bệnh hoặc người nhà của người bệnh phải tự trả. Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Quy định Bảo hiểm Y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với mọi người không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu (trừ đối tượng quy định theo Luật Bảo hiểm Y tế thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm Y tế theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng).
b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú (trừ đối tượng quy định theo Luật Bảo hiểm Y tế thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm Y tế theo các nhóm khác).
+ Người thứ nhất: Đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
+ Người thứ 2: Đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 3: Đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 4: Đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 5 trở đi: Đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu năm 2023
15/09/2023 16:11:36 -
Thông báo khai trương Ngân hàng TMCP chi nhánh Cẩm Thủy
19/09/2022 16:03:43 -
Tổ chức thăm đồng đánh giá năng suất, sản lượng vụ thu mùa năm 2022
06/09/2022 15:56:08 -
Ra quân kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm dịp tết trung thu
06/09/2022 14:32:16
TUYÊN TRUYỀN VỀ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, bảo hiểm xã hội tự nguyện là:
- Loại hình Bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức.
- Người lao động được tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập để hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội cho người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập lựa chọn - Mức hỗ trợ của nhà nước, trong đó:
- Mức thu nhập lựa chọn thấp nhất: bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn.
- Mức thu nhập lựa chọn cao nhất: bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ ngày 01/01/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
- Chế độ hưu trí: Được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện hưởng;
- Thẻ Bảo hiểm Y tế: Được cấp thẻ
- Chế độ Bảo hiểm xã hội một lần: Được thanh toán số tiền đã đóng nếu không tiếp tục tham gia;
- Chế độ tử tuất: Được hưởng mai táng phí và tuất 1 lần nếu không may qua đời.
Người tham gia
Người đã tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, khi tiếp tục tham gia (đáo hạn) có thể chuyển tiền cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo hình thức chuyển khoản, Internet Banking, Mobile Banking.
Kể từ ngày 08/4/2020, các cá nhân, tổ chức có tài khoản mở tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) có thể đóng nộp tiền tham gia Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội trên nền tảng ứng dụng eBanking của ngân hàng này.
Bảo hiểm y tế là chính sách đảm bảo an sinh xã hội, với việc hình thành quỹ bảo hiểm y tế độc lập với ngân sách nhà nước do người tham gia bảo hiểm y tế, người sử dụng lao động, quỹ bảo hiểm xã hội và ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng, đồng thời từ các nguồn hỗ trợ khác đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, ổn định để đảm bảo công tác khám chữa bệnh y tế, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế. Nếu không có thẻ bảo hiểm y tế thì mọi chi phí khám chữa bệnh người bệnh hoặc người nhà của người bệnh phải tự trả. Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Quy định Bảo hiểm Y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với mọi người không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu (trừ đối tượng quy định theo Luật Bảo hiểm Y tế thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm Y tế theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng).
b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú (trừ đối tượng quy định theo Luật Bảo hiểm Y tế thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm Y tế theo các nhóm khác).
+ Người thứ nhất: Đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
+ Người thứ 2: Đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 3: Đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 4: Đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 5 trở đi: Đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.