Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
149554

Cần hiểu đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Ngày 15/09/2023 15:07:50

Cần hiểu đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Lợi dụng việc Nhà nước ta tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các thế lực thù địch, phản động đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng: “Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân là sự khôn lỏi của Nhà nước, làm cho hàng triệu người khốn khổ; sở hữu toàn dân về đất đai là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức còn thực tế đã tước quyền sở hữu của nhân dân”.

Cần hiểu đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó chính là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, là thành quả từ công sức, xương máu của bao thế hệ cha ông chúng ta, cho nên không thể để cho một tầng lớp hay nhóm người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu.

Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân thì đất đai của quốc gia phải thuộc sở hữu của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của nhân dân.

Điều 53, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Thể chế Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục khẳng định quan điểm này. Trong nền kinh tế Việt Nam, chế độ công hữu tư liệu sản xuất (trong đó có đất đai) giữ vai trò chủ đạo giúp tạo ra sự bình đẳng về kinh tế, tạo cơ sở để người dân thực hiện quyền bình đẳng và quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực khác của đời sống.

Xét cả góc độ lý luận và thực tiễn, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay thể hiện tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta cũng như định hướng XHCN mà chúng ta lựa chọn.

Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có thể thực hiện vai trò kiểm soát, quản lý và điều tiết quan hệ đất đai trên cơ sở bảo đảm bình đẳng của người dân với tư cách là chủ sở hữu thật sự đối với tài nguyên đất nhằm hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên này một cách công bằng; khắc phục và hạn chế thấp nhất sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập từ đất đai.

Ở nhiều nước tư bản như Mỹ, Canada, Hàn Quốc… thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai gồm sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đa phần diện tích đất ở và đất sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu tư nhân mà chủ yếu là các nhà tư bản. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc tại các quốc gia này. Hàn Quốc công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai nhưng khi cần nhà nước vẫn có thể trưng thu.

Cũng phải thấy rõ rằng, những sai lầm và thiếu sót thời gian qua trong lĩnh vực đất đai như tham nhũng, tiêu cực, hình thành các tranh chấp, “điểm nóng” không phải do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai gây ra.

Muốn giải quyết những vấn đề này thì phải bắt đầu từ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trong đó có việc sửa đổi Luật Đất đai hiện hành và các quy định về quản lý, sử dụng đất đai; đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản lý, sử dụng đất đai; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về đất đai, kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý nghiêm các sai phạm.

v

Ảnh minh họa

Nguồn tin: Hương sen Việt

Cần hiểu đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Đăng lúc: 15/09/2023 15:07:50 (GMT+7)

Cần hiểu đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Lợi dụng việc Nhà nước ta tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các thế lực thù địch, phản động đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng: “Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân là sự khôn lỏi của Nhà nước, làm cho hàng triệu người khốn khổ; sở hữu toàn dân về đất đai là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức còn thực tế đã tước quyền sở hữu của nhân dân”.

Cần hiểu đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó chính là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, là thành quả từ công sức, xương máu của bao thế hệ cha ông chúng ta, cho nên không thể để cho một tầng lớp hay nhóm người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu.

Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân thì đất đai của quốc gia phải thuộc sở hữu của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của nhân dân.

Điều 53, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Thể chế Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục khẳng định quan điểm này. Trong nền kinh tế Việt Nam, chế độ công hữu tư liệu sản xuất (trong đó có đất đai) giữ vai trò chủ đạo giúp tạo ra sự bình đẳng về kinh tế, tạo cơ sở để người dân thực hiện quyền bình đẳng và quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực khác của đời sống.

Xét cả góc độ lý luận và thực tiễn, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay thể hiện tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta cũng như định hướng XHCN mà chúng ta lựa chọn.

Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có thể thực hiện vai trò kiểm soát, quản lý và điều tiết quan hệ đất đai trên cơ sở bảo đảm bình đẳng của người dân với tư cách là chủ sở hữu thật sự đối với tài nguyên đất nhằm hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên này một cách công bằng; khắc phục và hạn chế thấp nhất sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập từ đất đai.

Ở nhiều nước tư bản như Mỹ, Canada, Hàn Quốc… thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai gồm sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đa phần diện tích đất ở và đất sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu tư nhân mà chủ yếu là các nhà tư bản. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc tại các quốc gia này. Hàn Quốc công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai nhưng khi cần nhà nước vẫn có thể trưng thu.

Cũng phải thấy rõ rằng, những sai lầm và thiếu sót thời gian qua trong lĩnh vực đất đai như tham nhũng, tiêu cực, hình thành các tranh chấp, “điểm nóng” không phải do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai gây ra.

Muốn giải quyết những vấn đề này thì phải bắt đầu từ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trong đó có việc sửa đổi Luật Đất đai hiện hành và các quy định về quản lý, sử dụng đất đai; đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản lý, sử dụng đất đai; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về đất đai, kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý nghiêm các sai phạm.

v

Ảnh minh họa

Nguồn tin: Hương sen Việt
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)