TUYÊN TRUYỀN COVID - 19
*****
Đảm bảo đến hết tháng 3 bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người đến lịch tiêm
(TTV) - Bộ Y tế vừa ban hành Công văn về việc tăng cường tiêm chủngvaccine phòng COVID-19, trong đó đẩy mạnh và thần tốc hơn vữa việc triển khai tiêm chủngmũi 3cho người từ 18 tuổi trở lên.
Hiện nay, hầu hết các địa phương trên cả nước đã cơ bản đã hoàn thành tiêm chủng 2 liều vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 tuổi trở lên và đang triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên. Do tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu. Vì vậy việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu
.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát và lập danh sách đối tượng từ 12 tuổi trở lên chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đủ liều cơ bản để khẩn trương tiêm đủ liều vaccine, đảm bảo độ bao phủ vaccine cao; đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa việc triển khai tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đến hết quý I/2022 phải bao phủ mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho những người đã đến lịch tiêm chủng.
Bộ Y tế tiếp nhận tài trợ 20.000 bộ xét nghiệm nhanh COVID-19
Vừa qua, Bộ Y tế tiếp nhận 20.000 bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 do Thụy Sĩ trao tặng. Đến nay, cả nước đã tiêm gần 199 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% và mũi 3 gần 40%. Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là khoảng 94%.
Các địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để trong quý 1/2022 tiêm xong mũi 3; Trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi và đang nghiên cứu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4.
"Nhờ kết quả tiêm vaccine và chống dịch, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn thích ứng linh hoạt với dịch, thực hiện đa mục tiêu: Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, vừa tổ chức các hoạt động xã hội.
Theo Thứ tưởng Bộ Y tế, có được kết quả này cùng với sự nỗ lực của Việt Nam, có sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đến công tác phòng chống dịch của Việt Nam.
Bộ Y tế sẽ phân bổ số test này để sử dụng sớm nhất phục vụ công tác phòng chống dịch.
Những dấu hiệu khác biệt khi nhiễm Omicron và Delta
(File Covid 19, ngày 7/3/2022)
Omicron được cho là chiếm ưu thế ở TPHCM và đang gia tăng nhanh ở Hà Nội. Trong khi chủng Delta vẫn đang lưu hành, F0 hoàn toàn có thể mắc cả 2 chủng virus gây bệnh.
Có sự khác biệt nhất định khi nhiễmSARS-CoV-2biến chủng Omicron và biến chủng Delta, cụ thể như sau:
Dấu hiệu nhiễmbiến thể Omicron ở người đã tiêm vaccine: Ho; Chảy nước mũi; Mệt mỏi; Đau họng; Đau đầu; Đau cơ; Sốt; Hắt hơi; Buồn nôn
Trong các triệu chứng này,ho, chảy nước mũi và mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến nhất, trong khi sốt và hắt hơi ít phổ biến nhất. Hầu như người nhiễm biến chủng Omicron đều không bị mất vị giác, khứu giác rất phổ biến trong chủng Delta.
Đáng nói, biến thể Omicron có khả năng "né" các test kháng nguyên. Nói cách khác, các test kháng nguyên hiện đều giảm độ nhạy với chủng Omicron, đặc biệt ở người có miễn dịch tốt, tải lượng virus thấp. Nhiều trường hợp test 5-7 lần vẫn âm tính dù có dấu hiệu, khi xét nghiệm PCR mới khẳng định.
Các dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 (gồm biến thể Delta) gồm: Ho; Sốt (trên 37,5 độ C); Đau đầu; Đau họng, rát họng; Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi; Khó thở; Đau ngực, tức ngực; Đau mỏi người, đau cơ; Mất vị giác; Mất khứu giác; Đau bụng, buồn nôn; Tiêu chảy.
Những trường hợp dễ tái nhiễm COVID-19
(TTV) - Thời gian gần đây, các trường hợptái nhiễmCOVID-19đang được ghi nhận nhiều hơn, thậm chí nhiều ca tái nhiễm sau chưa đầy 1 tháng kể từ khi dương tính lần đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Theo các chuyên gia y tế, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2. Mặc dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.
Hoặc trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người đã mắc Detal, sau đó có thể nhiễm biến chủng mới như Omicron.
TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, COVID-19 liên tục biến đổi, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh. Do đó, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh. Cũng theo các chuyên gia, những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu, nhóm người trên 65 tuổi, nhóm người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền
sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.
Đa phần bệnh nhân tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về quản lý F0 tại nhà
Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604 kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID- 19.
Theo hướng dẫn mới vừa ban hành ngày 14/3, tiêu chí lâm sàng của người mắc COVID-19 điều trị tại nhà được bổ sung "Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc".Ngoài ra, Hướng dẫn kèm Quyết định 604 bổ sung mục"Khai báo y tế"với F0 điều trị tại nhà.
Trong đó, F0 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý F0 tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc COVID-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế bổ sung yêu cầu F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau: F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác. Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0. Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này. Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn. Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
F0 ho nhiều ngày không dứt, có phải virus đã tấn công xuống phổi?
Lo ngại Covid-19 "tấn công phổi", nhiều F0 điều trị tại nhà vội dùng kháng sinh khi chỉ mới ho nhẹ dù chưa được kê đơn, thậm chí có trường hợp uống kháng sinh khi chưa có triệu chứng để
phòng bệnh.
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, nếu bệnh nhân Covid-19 chỉ có triệu chứng ho thì có thể do rất nhiều nguyên nhân. Do đó, để xác định chắc chắn bệnh nhân có bị tổn thương ở phổi doCovid-19hay không thì cần căn cứ vào kết quả chụp chiếu, xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác được.
"Nếu bệnh nhân chỉ ho húng hắng vài tiếng thì không sao, nhưng nếu cơn ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm, khó thở nhiều hoặc có các triệu chứng khác bất thường thì cần phải vào bệnh viện để thăm khám", BS Hường khuyến cáo.
Chuyên gia này chỉ rõ, kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Nếu bệnh nhân không nhiễm trùng thì sử dụng kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí gây dị ứng, tổn thương men gan, chức năng thận, làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn trong quá trình hậu Covid-19.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, cho biết trước hết cần phải khẳng định Covid-19 là bệnh do virusSARS-CoV-2gây ra và thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus.
Nếu dùng không đúng về kháng sinh, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn, các thuốc đó không còn tác dụng.