Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
149554

Thực hiện tốt công tác phòng, chống Covid - 19

Ngày 22/03/2022 08:12:57

Bộ Y tế quyết định tiêm vaccine Pfizer ngừa COVID cho trẻ từ 5-11 tuổi

Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Quyết định tiêm vaccine Pfizer BioNTech Covid-19 cho trẻ từ 5 – 11 tuổi.

Theo Quyết định này: Người từ 12 tuổi trở lên được tiêm mỗi liều 0,3 ml chứa 30 mcg vaccine mRNA Covid-19. Vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mỗi liều 0,2 ml chứa 10 mcg.

Về dạng bào chếvaccine cho người từ 12 tuổi trở lên là hỗn dịch đậm đặc pha tiêm và hỗn dịch tiêm; với vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là hỗn dịch đậm đặc pha tiêm.

Vaccine này do công ty Pfizer Bỉ, Đức và Hoa Kỳsản xuất.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết thủ tục mua vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi cơ bản đã hoàn tất và Chính Phủ đồng ý mua gần 22 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi.

Cần biết: Các chế độ người lao động tham gia BHXH mắc COVID-19 được hưởng

Số ca COVID-19 đang gia tăng mỗi ngày, trong đó có số lượng lớn là người lao động có tham gia BHXH. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHXH nếu đảm bảo đủ điều kiện và hồ sơ theo quy định. Cụ thể như sau:

Về điều kiện hưởng:NLĐ bị mắc COVID-19 và nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị mắc COVID-19.

Hồ sơ hưởngđề nghị hưởng gồm:+ Đối với NLĐ là F0 điều trị nội trú: Giấy ra viện đối với NLĐ là F0 điều trị nội trú; Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú đối với F0 điều trị ngoại trú.

Mỗi lần khám, người bệnh được cấp một Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày.Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người F0 phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.Trong thời gian nghỉ, NLĐ sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Sau khi điều trị các bệnh khác hoặc COVID-19, nếu NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc, sức khỏe của NLĐ vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp này sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 10 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

Tối đa 07 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Theo đó, mức tiền NLĐ được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày.

Sống cùng F0, làm sao để giảm nguy cơ lây nhiễm?

(File Covid ngày 1/3/2022)

Nhiều người cho rằng, sống chung một nhà với F0, nhất là ở trong nhà khép kín, nhà chung cư có diện tích hẹp thì việc giữ tuyệt đối cho bản thân không mắc COVID-19 là điều rất khó. Việc bạn có bị lây nhiễm COVID-19 khi sống cùng nhà với F0 sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, việc đang dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…

Để tránh lây nhiễm khi sinh sống cùng F0 thì phải ở riêng phòng, mọi sinh hoạt như tắm giặt, ăn uống phải tách biệt với những người mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi chung nhà thì dù là F0 hay F1 cũng phải đeo khẩu trang. Đồng thời, F1 phải tự theo dõi sức khoẻ của bản thân trong quá trình cách ly chung với F0…

Để hạn chế tối đa lây chéo, chuyên gia khuyến cáo mọi thành viên trong gia đình nếu có F0 cần hạn chế nói chuyện với nhau, có thể trao đổi qua điện thoại hoặc tin nhắn. Đặc biệt, cần lưu ý ở những vị trí như bếp nấu, nhà vệ sinh, tay nắm cửa... Nếu phải sử dụng chung nhà vệ sinh thì cả F0 và F1 phải có ý thức không khạc nhổ bừa bãi, chú ý vệ sinh thường xuyên các vị trí như tay nắm cửa nhà vệ sinh, công tắc điện để tránh virut lây lan…

Cũng theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), ở cùng nhà vời F0 sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cao. Cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể như:

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh:những người mắc COVID-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh; Đăc biệt, những người đã khỏi bệnh vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.

Bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào, nếu một người cảm thấy bị ốm hoặc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 (ngay cả khi không có triệu chứng), họ vẫn nên tự cách ly bằng cách ở nhà, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình.

Nếu chưa tiêm chủng đầy đủ, cần cẩn thận để tránh tiếp xúc với virus. Không được chủ quan bởi ngay cả những người đã tiêm đủ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt khi biến thể Omicron lan tràn.

Trong gia đình có người mắc COVID-19, các thành viên nên đeo khẩu trang vừa vặn. Khi tiếp xúc gần F0 thì khẩu trang N95 và KN95 cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất.

Nếu có thể, hãy dành một phòng ngủ và phòng tắm riêng cho người bị bệnh. Nếu không thể tách biệt, thành viên mắc COVID-19 nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần dùng.

Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tự vệ sinh, một thành viên khác trong nhà đeo khẩu trang, găng tay để làm sạch và khử trùng khi cần thiết. Đảm bảo phòng sinh hoạt chung được thông thoáng.

Tiếp tục theo dõi các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm lặp lại vài ngày một lần hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Xử lý chất thải từ các F0 điều trị tại nhà

Hiện nay, số trường hợp mắc COVID-19 tăng cao đặc biệt trong thời gian từ sau Tết Nguyên đán, phần lớn số ca mắc thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng nhẹ. Tất cả các loại chất thải phát sinh từ bệnh nhân COVID-19 (F0) phải được coi là chất thải lây nhiễm và được xử lý theo quy trình xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2. Do vậy, khi cách ly tại nhà, các F0 thực hiện xử lý chất thải của bản thân theo hướng dẫn sau:

Trước hết, cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết xử lý chất thải gồm: Thùng chứa chất thải, có nắp đậy; Bao đựng rác; Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”; Hóa chất, dung dịch khử trùng: hóa chất khử trùng bằng Javel hoặc cồn 70 độ.

Thực hiện xử lý chất thải tại nhà theo quy trình như sau: Chất thải được thu gom vào túi đựng rác → phun cồn 70 độ để khử trùng → buộc chặt miệng túi → cho vào một túi đựng rác khác → tiếp tục buộc chặt miệng túi. Trên túi phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” → Bỏ túi vào thùng có nắp đậy. Vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn sau khi thu gom. Thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải được vệ sinh và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng bằng dung dịch khử khuẩn thông thường là Javel (pha theo hướng dẫn của nhả sản xuất).

Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir để điều trị COVID-19.

Molnupiravir được chỉ định để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành; dương tính với SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19; Người dân chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc.

Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú; không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Đặc biệt lưu ý người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường. Chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị.

Thực hiện tốt công tác phòng, chống Covid - 19

Đăng lúc: 22/03/2022 08:12:57 (GMT+7)

Bộ Y tế quyết định tiêm vaccine Pfizer ngừa COVID cho trẻ từ 5-11 tuổi

Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Quyết định tiêm vaccine Pfizer BioNTech Covid-19 cho trẻ từ 5 – 11 tuổi.

Theo Quyết định này: Người từ 12 tuổi trở lên được tiêm mỗi liều 0,3 ml chứa 30 mcg vaccine mRNA Covid-19. Vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mỗi liều 0,2 ml chứa 10 mcg.

Về dạng bào chếvaccine cho người từ 12 tuổi trở lên là hỗn dịch đậm đặc pha tiêm và hỗn dịch tiêm; với vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là hỗn dịch đậm đặc pha tiêm.

Vaccine này do công ty Pfizer Bỉ, Đức và Hoa Kỳsản xuất.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết thủ tục mua vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi cơ bản đã hoàn tất và Chính Phủ đồng ý mua gần 22 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi.

Cần biết: Các chế độ người lao động tham gia BHXH mắc COVID-19 được hưởng

Số ca COVID-19 đang gia tăng mỗi ngày, trong đó có số lượng lớn là người lao động có tham gia BHXH. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHXH nếu đảm bảo đủ điều kiện và hồ sơ theo quy định. Cụ thể như sau:

Về điều kiện hưởng:NLĐ bị mắc COVID-19 và nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị mắc COVID-19.

Hồ sơ hưởngđề nghị hưởng gồm:+ Đối với NLĐ là F0 điều trị nội trú: Giấy ra viện đối với NLĐ là F0 điều trị nội trú; Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú đối với F0 điều trị ngoại trú.

Mỗi lần khám, người bệnh được cấp một Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày.Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người F0 phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.Trong thời gian nghỉ, NLĐ sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Sau khi điều trị các bệnh khác hoặc COVID-19, nếu NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc, sức khỏe của NLĐ vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp này sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 10 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

Tối đa 07 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Theo đó, mức tiền NLĐ được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày.

Sống cùng F0, làm sao để giảm nguy cơ lây nhiễm?

(File Covid ngày 1/3/2022)

Nhiều người cho rằng, sống chung một nhà với F0, nhất là ở trong nhà khép kín, nhà chung cư có diện tích hẹp thì việc giữ tuyệt đối cho bản thân không mắc COVID-19 là điều rất khó. Việc bạn có bị lây nhiễm COVID-19 khi sống cùng nhà với F0 sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, việc đang dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…

Để tránh lây nhiễm khi sinh sống cùng F0 thì phải ở riêng phòng, mọi sinh hoạt như tắm giặt, ăn uống phải tách biệt với những người mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi chung nhà thì dù là F0 hay F1 cũng phải đeo khẩu trang. Đồng thời, F1 phải tự theo dõi sức khoẻ của bản thân trong quá trình cách ly chung với F0…

Để hạn chế tối đa lây chéo, chuyên gia khuyến cáo mọi thành viên trong gia đình nếu có F0 cần hạn chế nói chuyện với nhau, có thể trao đổi qua điện thoại hoặc tin nhắn. Đặc biệt, cần lưu ý ở những vị trí như bếp nấu, nhà vệ sinh, tay nắm cửa... Nếu phải sử dụng chung nhà vệ sinh thì cả F0 và F1 phải có ý thức không khạc nhổ bừa bãi, chú ý vệ sinh thường xuyên các vị trí như tay nắm cửa nhà vệ sinh, công tắc điện để tránh virut lây lan…

Cũng theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), ở cùng nhà vời F0 sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cao. Cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể như:

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh:những người mắc COVID-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh; Đăc biệt, những người đã khỏi bệnh vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.

Bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào, nếu một người cảm thấy bị ốm hoặc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 (ngay cả khi không có triệu chứng), họ vẫn nên tự cách ly bằng cách ở nhà, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình.

Nếu chưa tiêm chủng đầy đủ, cần cẩn thận để tránh tiếp xúc với virus. Không được chủ quan bởi ngay cả những người đã tiêm đủ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt khi biến thể Omicron lan tràn.

Trong gia đình có người mắc COVID-19, các thành viên nên đeo khẩu trang vừa vặn. Khi tiếp xúc gần F0 thì khẩu trang N95 và KN95 cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất.

Nếu có thể, hãy dành một phòng ngủ và phòng tắm riêng cho người bị bệnh. Nếu không thể tách biệt, thành viên mắc COVID-19 nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần dùng.

Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tự vệ sinh, một thành viên khác trong nhà đeo khẩu trang, găng tay để làm sạch và khử trùng khi cần thiết. Đảm bảo phòng sinh hoạt chung được thông thoáng.

Tiếp tục theo dõi các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm lặp lại vài ngày một lần hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Xử lý chất thải từ các F0 điều trị tại nhà

Hiện nay, số trường hợp mắc COVID-19 tăng cao đặc biệt trong thời gian từ sau Tết Nguyên đán, phần lớn số ca mắc thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng nhẹ. Tất cả các loại chất thải phát sinh từ bệnh nhân COVID-19 (F0) phải được coi là chất thải lây nhiễm và được xử lý theo quy trình xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2. Do vậy, khi cách ly tại nhà, các F0 thực hiện xử lý chất thải của bản thân theo hướng dẫn sau:

Trước hết, cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết xử lý chất thải gồm: Thùng chứa chất thải, có nắp đậy; Bao đựng rác; Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”; Hóa chất, dung dịch khử trùng: hóa chất khử trùng bằng Javel hoặc cồn 70 độ.

Thực hiện xử lý chất thải tại nhà theo quy trình như sau: Chất thải được thu gom vào túi đựng rác → phun cồn 70 độ để khử trùng → buộc chặt miệng túi → cho vào một túi đựng rác khác → tiếp tục buộc chặt miệng túi. Trên túi phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” → Bỏ túi vào thùng có nắp đậy. Vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn sau khi thu gom. Thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải được vệ sinh và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng bằng dung dịch khử khuẩn thông thường là Javel (pha theo hướng dẫn của nhả sản xuất).

Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir để điều trị COVID-19.

Molnupiravir được chỉ định để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành; dương tính với SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19; Người dân chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc.

Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú; không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Đặc biệt lưu ý người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường. Chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)