Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
149554

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống covid

Ngày 24/03/2022 08:01:30

*****

Thanh Hoá: 58% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại

Tính đến chiều 16-3, trên địa bàn Thanh Hóa có gần 1,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại, đạt 58% kế hoạch. Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh, thành có tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao nhất cả nước.

Hiện các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, phấn đấu đạt mục tiêu cơ bản hoàn thành bao phủ vắc xin mũi bổ sung và nhắc lại vào cuối quý I năm 2022.

Các biểu hiện cho thấy bạn có thể bị hậu COVID-19

Triệu chứng COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 được biểu hiện ở trạng thái mệt mỏi kéo dài, hụt hơi, ho khan, các triệu chứng về tim mạch và thần kinh, có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Các biểu hiện của Hậu Covid – 19 gồm: Mệt mỏi kéo dài, suy giảm thể lực; Hụt hơi, không hít thở sâu được; Ho khan, khàn tiếng; Tim đập nhanh, hồi hộp, cảm giác nhói ở tim; Sương mù não, phản ứng chậm, giảm trí nhớ; Thiếu máu não, nặng đầu, đau đầu, mỏi mắt, ù tai, giảm tập trung; Lo lắng, căng thẳng, dễ xúc động, ngủ kém, Không ngủ được; Tê bì, cảm giác râm ran, kiến bò, tay chân không yên; Rối loạn điều nhiệt, cảm thấy ớn lạnh hoặc nóng; Mất hoặc giảm vị giác, khứu giác; Ăn không ngon, khô miệng; Trào ngược dạ dày, rối loạn co thắt đại tràng, đau vùng thượng vị; Đau cơ, đau khớp, đau cổ vai gáy; mẩn ngứa, phát ban, dị ứng kéo dài; rụng tóc, da khô...

Nộp giấy chứng nhận hưởng BHXH, F0 sau bao lâu nhận tiền hỗ trợ?

(File Covid – 19, 16/3/2022)

Sau khi kết thúc quá trình điều trị COVID-19, người lao động tham gia BHXH sẽ được chi trả quyền lợi nếu đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ. Cụ thể, hồ sơ đề nghị hưởng (đối với NLĐ là F0 hoặc chăm con dưới 7 tuổi là F0) gồm giấy tờ sau:

- Đối với người lao động là F0 điều trị nội trú:Giấy ra viện.

- Đối với người lao động là F0 điều trị ngoại trú:Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Để hưởng chế độ ốm đau sau khi điều trị khỏi COVID-19, người lao động cần nộp lại cho đơn vị sử dụng lao động bản sao Giấy ra viện (đối với trường hợp điều trị nội trú); Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị (đối với trường hợp điều trị ngoại trú) trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan BHXH.

Sau khi tiếp nhận giấy nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp phải lập thêm Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, rồi nộp tất cả giấy tờ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang đóng Bảo hiểm xã hội. Thời hạn doanh nghiệp phải nộp hồ sơ là tối đa 10 ngày kể từ này tiếp nhận giấy tờ của người lao động.

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ cho người lao động trong tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Người lao động có thể nhận tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc đơn vị sử dụng lao động.

Chuyên gia khuyến cáo F0 khỏi bệnh không được chủ quan, nhất là người có nguy cơ tái nhiễm cao

Khi nhiễm COVID-19 cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch, nhưng không phải miễn dịch nào cũng có tính chất bền vững vì sẽ luôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máu. Chưa kể với những biến chủng mới của COVID-19 gần đây sẽ thâm nhập vào các tế bào trong cơ thể rất nhanh mà kháng thể chưa kịp đáp ứng lại được.

SARS-CoV-2gây bệnh COVID-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh. Do đó, các chuyên gia y tế cho rằng, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, những đợt tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, dù F0 trước đó gặp bất cứ biến chủng nào. Hoặc ngay cả khi kháng thể không đủ mạnh để bảo vệ người bệnh khỏi lần lây nhiễm thứ hai nhưng cũng vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giảm nguy cơ tử vong.Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.

Với những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.Bên cạnh đó, nhóm người trên 65 tuổi, người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng thuộc nhóm nguy cơ cao tái nhiễm COVID-19.

Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không nên xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để các bệnh này tái phát gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan, âm tính không có nghĩa đã tạo được miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn cần hồi phục sau đợt tấn công của virus. Do đó, cần tăng cường miễn dịch bằng tập luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đặc biệt là cần tuân thủ nguyên tắc 5K để chống lại các đợt tấn công mới của virus gây bệnh.

Những điều cần biết về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 -11 tuổi

(File Covid – 19, ngày 16/3/2022)

Trước mối quan tâm của cộng đồng về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trẻ em độ tuổi từ 5 đến 11 tuổi, CDC Mỹ đã đưa ra một số thông tin liên quan.

Vacinne phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi là an toàn và có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 5 - 11 tuổi.

Tiêm vaccine có thể giúp bảo vệ trẻ từ 5 tuổi trở lên tránh lây lan COVID-19 cho người khác: Bảo vệ cả gia đình, bao gồm cả anh chị em của trẻ chưa đủ điều kiện tiêm chủng và các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng nếu mắc COVID-19. Giúp trẻ có thể trở lại trường và tham gia an toàn vào các môn thể thao, sân chơi, và các hoạt động nhóm khác. Giúp làm chậm sự lây lan củaCOVID-19trong cộng đồng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ em sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể bao gồm: Đau nhức tại vị trí tiêm; Nhức đầu; Đau cơ; Sốt nhẹ

Trẻ em có thể tiêm các loại vaccine khác cùng ngày với vaccine phòng COVID-19, bao gồm cả vaccine phòng cúm và các vaccine thông thường khác.Tiêm phòng có thể giúp trẻ không bị tình trạng nặng ngay cả khi chúng bị mắc COVID-19

CDC Mỹ khuyến nghị tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên, kể cả những người đã từng mắc COVID-19; Các bằng chứng nghiên cứu mới cho thấy mọi người được bảo vệ tốt hơn khi được tiêm chủng đầy đủ so với người chỉ trải qua mắc COVID-19 mà chưa tiêm chủng.

Test nhanh COVID-19 tại nhà làm sao cho kết quả đúng nhất?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ca bệnh nghi ngờ nếu có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được coi là ca bệnh COVID-19. Điều kiện cho việc khẳng định này là test nhanh do Bộ Y tế cấp phép; việc test do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Việc thực hiện test nhanh Covid sẽ có các bước như sau:

- Trước khi lấy mẫu:Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay.

- Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.

- Đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu; Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

- Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.

- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt.

- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm. Kết quả âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (vạch đỏ).

- Kết quả dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.

- Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.

Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi.

Các túi màu vàng đều phải dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2", để nơi cố định và thông báo cho đơn vị chức năng tại địa phương thu gom, xử lý theo quy định đối với chất thải lây nhiễm. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.

Bùi Lan

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống covid

Đăng lúc: 24/03/2022 08:01:30 (GMT+7)

*****

Thanh Hoá: 58% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại

Tính đến chiều 16-3, trên địa bàn Thanh Hóa có gần 1,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại, đạt 58% kế hoạch. Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh, thành có tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao nhất cả nước.

Hiện các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, phấn đấu đạt mục tiêu cơ bản hoàn thành bao phủ vắc xin mũi bổ sung và nhắc lại vào cuối quý I năm 2022.

Các biểu hiện cho thấy bạn có thể bị hậu COVID-19

Triệu chứng COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 được biểu hiện ở trạng thái mệt mỏi kéo dài, hụt hơi, ho khan, các triệu chứng về tim mạch và thần kinh, có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Các biểu hiện của Hậu Covid – 19 gồm: Mệt mỏi kéo dài, suy giảm thể lực; Hụt hơi, không hít thở sâu được; Ho khan, khàn tiếng; Tim đập nhanh, hồi hộp, cảm giác nhói ở tim; Sương mù não, phản ứng chậm, giảm trí nhớ; Thiếu máu não, nặng đầu, đau đầu, mỏi mắt, ù tai, giảm tập trung; Lo lắng, căng thẳng, dễ xúc động, ngủ kém, Không ngủ được; Tê bì, cảm giác râm ran, kiến bò, tay chân không yên; Rối loạn điều nhiệt, cảm thấy ớn lạnh hoặc nóng; Mất hoặc giảm vị giác, khứu giác; Ăn không ngon, khô miệng; Trào ngược dạ dày, rối loạn co thắt đại tràng, đau vùng thượng vị; Đau cơ, đau khớp, đau cổ vai gáy; mẩn ngứa, phát ban, dị ứng kéo dài; rụng tóc, da khô...

Nộp giấy chứng nhận hưởng BHXH, F0 sau bao lâu nhận tiền hỗ trợ?

(File Covid – 19, 16/3/2022)

Sau khi kết thúc quá trình điều trị COVID-19, người lao động tham gia BHXH sẽ được chi trả quyền lợi nếu đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ. Cụ thể, hồ sơ đề nghị hưởng (đối với NLĐ là F0 hoặc chăm con dưới 7 tuổi là F0) gồm giấy tờ sau:

- Đối với người lao động là F0 điều trị nội trú:Giấy ra viện.

- Đối với người lao động là F0 điều trị ngoại trú:Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Để hưởng chế độ ốm đau sau khi điều trị khỏi COVID-19, người lao động cần nộp lại cho đơn vị sử dụng lao động bản sao Giấy ra viện (đối với trường hợp điều trị nội trú); Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị (đối với trường hợp điều trị ngoại trú) trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan BHXH.

Sau khi tiếp nhận giấy nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp phải lập thêm Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, rồi nộp tất cả giấy tờ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang đóng Bảo hiểm xã hội. Thời hạn doanh nghiệp phải nộp hồ sơ là tối đa 10 ngày kể từ này tiếp nhận giấy tờ của người lao động.

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ cho người lao động trong tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Người lao động có thể nhận tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc đơn vị sử dụng lao động.

Chuyên gia khuyến cáo F0 khỏi bệnh không được chủ quan, nhất là người có nguy cơ tái nhiễm cao

Khi nhiễm COVID-19 cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch, nhưng không phải miễn dịch nào cũng có tính chất bền vững vì sẽ luôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máu. Chưa kể với những biến chủng mới của COVID-19 gần đây sẽ thâm nhập vào các tế bào trong cơ thể rất nhanh mà kháng thể chưa kịp đáp ứng lại được.

SARS-CoV-2gây bệnh COVID-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh. Do đó, các chuyên gia y tế cho rằng, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, những đợt tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, dù F0 trước đó gặp bất cứ biến chủng nào. Hoặc ngay cả khi kháng thể không đủ mạnh để bảo vệ người bệnh khỏi lần lây nhiễm thứ hai nhưng cũng vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giảm nguy cơ tử vong.Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.

Với những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.Bên cạnh đó, nhóm người trên 65 tuổi, người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng thuộc nhóm nguy cơ cao tái nhiễm COVID-19.

Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không nên xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để các bệnh này tái phát gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan, âm tính không có nghĩa đã tạo được miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn cần hồi phục sau đợt tấn công của virus. Do đó, cần tăng cường miễn dịch bằng tập luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đặc biệt là cần tuân thủ nguyên tắc 5K để chống lại các đợt tấn công mới của virus gây bệnh.

Những điều cần biết về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 -11 tuổi

(File Covid – 19, ngày 16/3/2022)

Trước mối quan tâm của cộng đồng về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trẻ em độ tuổi từ 5 đến 11 tuổi, CDC Mỹ đã đưa ra một số thông tin liên quan.

Vacinne phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi là an toàn và có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 5 - 11 tuổi.

Tiêm vaccine có thể giúp bảo vệ trẻ từ 5 tuổi trở lên tránh lây lan COVID-19 cho người khác: Bảo vệ cả gia đình, bao gồm cả anh chị em của trẻ chưa đủ điều kiện tiêm chủng và các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng nếu mắc COVID-19. Giúp trẻ có thể trở lại trường và tham gia an toàn vào các môn thể thao, sân chơi, và các hoạt động nhóm khác. Giúp làm chậm sự lây lan củaCOVID-19trong cộng đồng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ em sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể bao gồm: Đau nhức tại vị trí tiêm; Nhức đầu; Đau cơ; Sốt nhẹ

Trẻ em có thể tiêm các loại vaccine khác cùng ngày với vaccine phòng COVID-19, bao gồm cả vaccine phòng cúm và các vaccine thông thường khác.Tiêm phòng có thể giúp trẻ không bị tình trạng nặng ngay cả khi chúng bị mắc COVID-19

CDC Mỹ khuyến nghị tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên, kể cả những người đã từng mắc COVID-19; Các bằng chứng nghiên cứu mới cho thấy mọi người được bảo vệ tốt hơn khi được tiêm chủng đầy đủ so với người chỉ trải qua mắc COVID-19 mà chưa tiêm chủng.

Test nhanh COVID-19 tại nhà làm sao cho kết quả đúng nhất?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ca bệnh nghi ngờ nếu có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được coi là ca bệnh COVID-19. Điều kiện cho việc khẳng định này là test nhanh do Bộ Y tế cấp phép; việc test do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Việc thực hiện test nhanh Covid sẽ có các bước như sau:

- Trước khi lấy mẫu:Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay.

- Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.

- Đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu; Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

- Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.

- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt.

- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm. Kết quả âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (vạch đỏ).

- Kết quả dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.

- Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.

Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi.

Các túi màu vàng đều phải dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2", để nơi cố định và thông báo cho đơn vị chức năng tại địa phương thu gom, xử lý theo quy định đối với chất thải lây nhiễm. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.

Bùi Lan
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)