TUYÊN TRUYỀN COVID - 19
*****
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm ngay thủ tục mua thuốc phòng, chống COVID-19
(TTV) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có ý kiến về phản ánh của báo chí liên quan đến thủ tục mua thuốc phòng, chống COVID-19.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cắt giảm ngay thủ tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phòng, chống COVID-19; căn cứ tình hình thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm các nước để khẩn trương quyết định việc cấp phép nhập khẩu và sử dụng thuốc điều trị COVID-19.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý giá thuốc, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ, buôn lậu thuốc theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi, không để nhân dân vất vả với quá nhiều thủ tục trong việc tiếp cận và mua thuốc điều trị COVID-19.
Thanh Hoá tiêm được 530.963 liều vắc xin phòng COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân 2022
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mùa Xuân 2022 được tỉnh Thanh Hoá phát động từ ngày 29-1 đến 28-2 với phương châm Thần tốc, thần tốc hơn nữa trong tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng lòng ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, Chiến dịch đã cơ bản bảo đảm các chỉ tiêu, có 530.963 người được tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại, đạt 98,6% kế hoạch.
Đến nay, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 99,8%; người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi đạt tỷ lệ 98,6%; trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 99,3%; trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi đạt tỷ lệ 98,6%; có 400.705 người tiêm mũi bổ sung và 408.703 người tiêm mũi nhắc lại.
F0 không cần test nhanh hằng ngày
Số ca F0 liên tục tăng nhanh trong cả nước. Rất nhiều F0 khi điều trị tại nhàtestnhanhCOVID-19thường xuyên để biết mình có chuyển biến nặng hay không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc lạm dụng test kit hằng ngày là không cần thiết,người dân chỉ thực hiện việc test nhanh tại nhà khi có nguy cơ, triệu chứng.
Theo bác sĩ, có 2 thời điểm cần phải thực hiện test nhanh: Thời điểm có triệu chứng cần test nhanh để xem có bị dương tính hay không. Thời điểm thứ 2 là sau 5 đến 14 ngày phát hiện dương tính, người bệnh nên test nhanh COVID để biết đã âm tính hay chưa, tùy thuộc triệu chứng đã cải thiện vào thời điểm nào.
Đối với gia đình đông người, có nhiều F0 thì không nhất thiết cần phải test tất cả vì có thể cả gia đình đã bị lây nhiễm, đặc biệt là những thành viên gia đình đã biểu hiện ra triệu chứng. Thời gian chuyển từ âm tính sang dương tính bằng kit test nhanh có thể tùy thuộc từng người, mặc dù nhiễm virus vào cùng một thời điểm. Vì vậy, người dân không nhất thiết cần phải tích trữ nhiều test trong nhà và không cần test thường xuyên. Thay bằng việc quan tâm tới kết quả test hàng ngày thì hãy cách ly và theo dõi sức khỏe theo đúng hướng dẫn.
Làm gì khi có triệu chứng mắc COVID-19 nhưng test vẫn âm tính?
Có hiện tượng nhiều người có các triệu chứng mắcCOVID-19như ho, mệt, mũi...nhưng test nhanh lại âm tính.
Theo các chuyên gia,người có triệu chứng điển hình của COVID-19 song test nhanh âm tính có thể đang trong thời gian ủ bệnh hoặc đã nhiễm nhưng nồng độ virus ở mức độ thấp. Do đó, xét nghiệm kháng nguyên kết quả âm tính giả, xét nghiệm PCR dương tính.
Một số người thao tác tự lấy mẫu test nhanh có thể không đúng cách dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác (âm giả trong khi thực tế dương).Hoặc một số người bị cúm song nhầm tưởng mình mắc COVID-19 vì các triệu chứng gần giống nhau.
* Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cho rằng:
Nhiều người thật sự không mắc COVID-19 và kết quả test nhanh cũng âm tính nhưng họ cứ nghĩ bản thân mình nhiễm. Cùng với đó, thời tiết hiện nay dễ gây ra các bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt khu vực phía Bắc.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kit xét nghiệm của nhiều hãng sản xuất, do đó độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi loại sẽ khác nhau.
Kết quả xét nghiệm nhanh cũng phụ thuộc thời điểm và quy cách lấy mẫu. Với tốc độ lây lan của biến chủng Omicron rất nhanh, dù người bệnh đã nhiễm và có khả năng lây cho người khác nhưng test nhanh vẫn âm tính vì có thể kit xét nghiệm cho kết quả chậm, theo nghiên cứu là 1 - 2 ngày. Ngoài ra, chất lượng các loại kit xét nghiệm hiện có trên thị trường không đồng đều, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quảtest nhanh.
Khi người dân có triệu chứng nghi ngờ hay yếu tố dịch tễ nên dùng kit xét nghiệm chất lượng và lấy mẫu đúng cách. Nếu vẫn cần kết quả khẳng định thì mới thực hiện RT-PCR.
Những triệu chứng bất thường ở trẻ mắc Covid-19 cha mẹ cần biết
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những trường hợp trẻ mắcCovid-19không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể theo dõi tại nhà. Trường hợp nhẹ có thể cân nhắc điều trị tại cơ sở y tế nếu có yếu tố nguy cơ.
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi phát hiện trẻ nghi hoặc đã mắc Covid-19, cha mẹ cần bình tĩnh xác định mức độ bệnh của con. Nếu trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ thì việc điều trị tại nhà là chìa khóa giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết, nguy cơ lây nhiễm virus, bệnh khác từ bệnh viện. Cùng với đó, cha mẹ cần tuân thủ những biện pháp như: Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi; Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol; Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ; Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng; Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn); Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt; Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Hầu hết trẻ có thể tự hồi phục sau 1-2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh tình diễn biến nặng, cần được can thiệp y tế ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi con có bất cứ biểu hiện bất thường nào ngoài triệu chứng thông thường, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, gồm: sốt > 38 độ C, tức ngực, đau rát họng, ho, cảm giác khó thở, tiêu chảy, SpO2 < 96%, trẻ mệt, không chịu chơi, ăn/bú kém
Hậu COVID-19 ở trẻ em: Những dấu hiệu không thể bỏ qua
(TTV) - Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ.Các bác sĩ khuyến cáo, đối với trẻ từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ trẻ mắc COVID-19 nhưng không được phát hiện, các gia đình không được chủ quan.
Hầu hết trẻ mắc COVID-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng. Biểu hiện của hậu COVID-19 với những trẻ có tiền sử mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch thường sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc; ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ; rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp
Nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến bệnh thuận lợi, phục hồi tốt. Vì vậy, với trẻ từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ (nhiều trẻ mắc COVID-19 nhưng không được phát hiện), các gia đình không được chủ quan, sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu biểu hiện như trên cần cho con đi khám điều trị sớm.
Làm sao để giảm nguy cơ lây nhiễm khi sống cùng F0?
Trong gia đình có người mắcF0nhưng thực hiện cách ly tại nhà. Nhiều người lo lắng làm sao để giảm nguy cơ lây nhiễm khi sống cùng F0?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để tránh lây nhiễm khi sinh sống cùng F0 thì phải ở riêng phòng, mọi sinh hoạt như tắm giặt, ăn uống phải tách biệt với những người mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi chung nhà thì dù là F0 hay F1 cũng phải đeo khẩu trang. Đồng thời, F1 phải tự theo dõi sức khoẻ của bản thân trong quá trình cách ly chung với F0
Để hạn chế tối đa lây chéo, mọi thành viên trong gia đình nếu có F0 cần hạn chế nói chuyện với nhau, có thể trao đổi qua điện thoại hoặc tin nhắn. Đặc biệt, cần lưu ý ở những vị trí như bếp nấu, nhà vệ sinh, tay nắm cửa... Nếu phải sử dụng chung nhà vệ sinh thì cả F0 và F1 phải có ý thức không khạc nhổ bừa bãi, chú ý vệ sinh thường xuyên các vị trí như tay nắm cửa nhà vệ sinh, công tắc điện để tránh virut lây lan
Những người mắc COVID-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh.
Đăc biệt, những người đã khỏi bệnh vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.
Bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào, nếu một người cảm thấy bị ốm hoặc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 (ngay cả khi không có triệu chứng), họ vẫn nên tự cách ly bằng cách ở nhà, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình.
Nếu chưa tiêm chủng đầy đủ, cần cẩn thận để tránh tiếp xúc với virus. Không được chủ quan bởi ngay cả những người đã tiêm đủ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt khi biến thể Omicron lan tràn.
Đeo khẩu trang trong nhà; Làm sạch và khử trùng nhà thường xuyên
Nếu có thể, hãy dành một phòng ngủ và phòng tắm riêng cho người bị bệnh. Nếu không thể tách biệt, thành viên mắc COVID-19 nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần dùng.
Bệnh nhân Covid-19 có cần kiêng tắm?
Hiện nay trên mạng đang lan truyền thông tin F0 nên kiêng tắm vì có thể làm bệnh trầm hơn, thậm chí phải thở oxy. Theo chuyên gia, bệnh nhân có thể tắm song phải có cách tắm sao cho đúng cách.
Theo chuyên gia, tắm rửa giúp giải phóng các tế bào da chết, làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Bởi vậy, việc tắm rửa để đảm bảo vệ sinh cơ thể là cần thiết, miễn sao cần tắm đúng cách để không làm nặng tình trạng của bệnh mà còn giúp hỗ trợ chống lại bệnh.
Với người mắc Covid-19 nên tắm cách ngày một lần, tắm nhanh. Chuyên gia lưu ý không nên tắm quá muộn sau 22h đêm, tốt nhất là trước 18h, không nên tắm ở nơi có gió lạnh, không nên tắm khi quá đói hoặc quá no. Thời gian tắm thích hợp 5 -10 phút.
Người bệnh có thể tắm bằng nước lá xông (sau khi xông xong), pha thêm nước ấm vừa đủ hoặc sử dụng muối tắm thảo dược. Tắm xong cần lau khô người trước khi mặc quần áo, lau kỹ và sấy khô tóc.Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh ra ngoài trời gió, ở trước quạt hay điều hòa ngay sau khi tắm. Massage sau tắm để làm giãn các mạch máu lại để da ấm lên.