Thanh Hoá triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đợt 4 từ ngày 25-8
Nhằm chủ động phòng chống COVID-19 cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ; lực lượng tuyến đầu chống dịch; lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế, xã hội bằng việc sử dụng vắc-xin phòng COVID-19, Sở Y tế Thanh Hoá đã ban hành kế hoạch về việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đợt 4 năm 2021
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 phải chọn đối tượng ưu tiên quy định, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng, công bằng trong lựa chọn đối tượng ưu tiên và hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tiêm chủng, an toàn về sức khỏe và các yêu cầu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở các điểm tiêm chủng cho người tiêm và người được tiêm vắc-xin.
Cụ thể, đối tượng là những người đã được tiêm chủng mũi 1 đến lịch tiêm chủng mũi 2 của từng loại vắc-xin theo quy định của Bộ Y tế; khoảng 2.340 nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân chưa được tiêm chủng mũi 1. Phạm vị triển khai đồng loạt tại 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thời gian từ ngày 25-8-2021; triển khai tiêm ngay khi vắc-xin được phân bổ về địa phương và hoàn thành tiêm chủng trong vòng 7 ngày.
Sở Y tế đề nghị thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác lịch tiêm chủng của mỗi loại vắc-xin đến các đối tượng thuộc diện tiêm chủng; hướng dẫn những việc cần thực hiện trước, trong và sau khi tiêm chủng để người được tiêm chủng hợp tác thực hiện; những người chưa được tiêm chủng yên tâm chờ được tiêm chủng theo thứ tự ưu tiên, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tham mưu cho Sở Y tế ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đợt 4 năm 2021; tham mưu toàn diện về công tác tổ chức tiêm chủng và phân bổ vắc-xin theo thứ tự các đối tượng ưu tiên theo quy định; Là đầu mối tiếp nhận và xây dựng kế hoạch phân bổ vắc-xin, vật tư tiêm chủng, tài liệu truyền thông cho các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị triển khai chiến dịch tiêm chủng. Riêng đối với vắc-xin dành cho tiêm chủng mũi 2, phải căn cứ kết quả tiêm chủng mũi 1 để phân bổ vắc-xin theo từng điểm tiêm của 3 đợt tiêm chủng trước; Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ Y tế thực hiện công tác tiêm chủng tại tất cả các tuyến(tỉnh, huyện, xã); Tham mưu tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác tiêm chủng tại các đơn vị; Phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn xây dựng phương án và bố trí các đội cấp cứu thường trực tại các điểm tiêm chủng để sẵn sàng xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng bất lợi sau tiêm chủng; Là đầu mối cung cấp thông tin và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chiến dịch tiêm chủng; Thực hiện điều tra, giám sát, báo cáo các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng(nếu có)theo quy định. Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai chiến dịch về Sở Y tế, UBND tỉnh và Bộ Y tế.
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đợt 4 năm 2021cho các đối tượng trên địa bàn; Đảm bảo đủ các điều kiện hệ thống dây chuyền lạnh cho công tác tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vắc-xin theo quy định của Bộ Y tế; Phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn xây dựng phương án và bố trí các đội cấp cứu thường trực tại các điểm tiêm chủng, sẵn sàng xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng bất lợi sau tiêm chủng; Thực hiện rà soát, quản lý đối tượng tiêm chủng theo quy định, đảm bảo các đối tượng đã được tiêm chủng mũi 1 trong 03 đợt tiêm chủng trước được tiêm mũi 2 trong đợt này, hạn chế thấp nhất tỉ lệ bỏ mũi; Tổ chức thực hiện việc tiêm chủng các đối tượng trên địa bàn theo kế hoạch này và theo quy định, đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn tiêm chủng; Thực hiện điều tra, giám sát, báo cáo các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng (nếu có); thực hiện chế độ thông tin báo cáo hàng ngày và báo cáo tổng hợp toàn chiến dịch về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tổng hợp báo cáo Sở Y tế; UBND tỉnh; Bộ Y tế và các cơ quan liên quan theo quy định.
BVĐK tỉnh chủ trì phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và các cơ quan liên quan tập huấn cho cán bộ Y tế tất cả các tuyến về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo quy định.
Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện bố trí đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị và các điều kiện khác cho công tác tiêm chủng; thực hiện công bố đủ điều kiện tiêm chủng và triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 theo kế hoạch; Bố trí đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, thuốc thiết yếu... thường trực tại các điểm tiêm chủng, sẵn sàng xử lý các sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể xảy ra tại điểm tiêm chủng hoặc theo sự điều động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện.
Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
Thanh Hoá triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đợt 4 từ ngày 25-8
Nhằm chủ động phòng chống COVID-19 cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ; lực lượng tuyến đầu chống dịch; lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế, xã hội bằng việc sử dụng vắc-xin phòng COVID-19, Sở Y tế Thanh Hoá đã ban hành kế hoạch về việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đợt 4 năm 2021
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 phải chọn đối tượng ưu tiên quy định, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng, công bằng trong lựa chọn đối tượng ưu tiên và hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tiêm chủng, an toàn về sức khỏe và các yêu cầu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở các điểm tiêm chủng cho người tiêm và người được tiêm vắc-xin.
Cụ thể, đối tượng là những người đã được tiêm chủng mũi 1 đến lịch tiêm chủng mũi 2 của từng loại vắc-xin theo quy định của Bộ Y tế; khoảng 2.340 nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân chưa được tiêm chủng mũi 1. Phạm vị triển khai đồng loạt tại 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thời gian từ ngày 25-8-2021; triển khai tiêm ngay khi vắc-xin được phân bổ về địa phương và hoàn thành tiêm chủng trong vòng 7 ngày.
Sở Y tế đề nghị thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác lịch tiêm chủng của mỗi loại vắc-xin đến các đối tượng thuộc diện tiêm chủng; hướng dẫn những việc cần thực hiện trước, trong và sau khi tiêm chủng để người được tiêm chủng hợp tác thực hiện; những người chưa được tiêm chủng yên tâm chờ được tiêm chủng theo thứ tự ưu tiên, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tham mưu cho Sở Y tế ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đợt 4 năm 2021; tham mưu toàn diện về công tác tổ chức tiêm chủng và phân bổ vắc-xin theo thứ tự các đối tượng ưu tiên theo quy định; Là đầu mối tiếp nhận và xây dựng kế hoạch phân bổ vắc-xin, vật tư tiêm chủng, tài liệu truyền thông cho các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị triển khai chiến dịch tiêm chủng. Riêng đối với vắc-xin dành cho tiêm chủng mũi 2, phải căn cứ kết quả tiêm chủng mũi 1 để phân bổ vắc-xin theo từng điểm tiêm của 3 đợt tiêm chủng trước; Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ Y tế thực hiện công tác tiêm chủng tại tất cả các tuyến(tỉnh, huyện, xã); Tham mưu tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác tiêm chủng tại các đơn vị; Phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn xây dựng phương án và bố trí các đội cấp cứu thường trực tại các điểm tiêm chủng để sẵn sàng xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng bất lợi sau tiêm chủng; Là đầu mối cung cấp thông tin và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chiến dịch tiêm chủng; Thực hiện điều tra, giám sát, báo cáo các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng(nếu có)theo quy định. Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai chiến dịch về Sở Y tế, UBND tỉnh và Bộ Y tế.
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đợt 4 năm 2021cho các đối tượng trên địa bàn; Đảm bảo đủ các điều kiện hệ thống dây chuyền lạnh cho công tác tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vắc-xin theo quy định của Bộ Y tế; Phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn xây dựng phương án và bố trí các đội cấp cứu thường trực tại các điểm tiêm chủng, sẵn sàng xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng bất lợi sau tiêm chủng; Thực hiện rà soát, quản lý đối tượng tiêm chủng theo quy định, đảm bảo các đối tượng đã được tiêm chủng mũi 1 trong 03 đợt tiêm chủng trước được tiêm mũi 2 trong đợt này, hạn chế thấp nhất tỉ lệ bỏ mũi; Tổ chức thực hiện việc tiêm chủng các đối tượng trên địa bàn theo kế hoạch này và theo quy định, đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn tiêm chủng; Thực hiện điều tra, giám sát, báo cáo các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng (nếu có); thực hiện chế độ thông tin báo cáo hàng ngày và báo cáo tổng hợp toàn chiến dịch về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tổng hợp báo cáo Sở Y tế; UBND tỉnh; Bộ Y tế và các cơ quan liên quan theo quy định.
BVĐK tỉnh chủ trì phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và các cơ quan liên quan tập huấn cho cán bộ Y tế tất cả các tuyến về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo quy định.
Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện bố trí đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị và các điều kiện khác cho công tác tiêm chủng; thực hiện công bố đủ điều kiện tiêm chủng và triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 theo kế hoạch; Bố trí đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, thuốc thiết yếu... thường trực tại các điểm tiêm chủng, sẵn sàng xử lý các sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể xảy ra tại điểm tiêm chủng hoặc theo sự điều động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện.
Nguồn tin: Báo Thanh Hóa